LÀNG SÌNH
Tác giả: K8 Nguyễn Văn Sum
Xin gởi đến cả nhà chuyện làng Sình hay Lại Ân cũng đúng đều gợi cho người đọc nhớ đến một vùng đất năm ven sông Hương được thành lập khoảng thế kỷ 15 nay thuộc xã Phú Mậu huyện Phú Vang.
Làng Sình nằm ven sông Hương nhìn qua ngã ba sông giữa hình là cầu Thanh Phước, bên trái là làng Thủy Tú, bên phải là làng Thanh Phước với bóng đình làng.
Ngã ba Sình.
Góc chụp từ cầu Thanh Phước, phía xa hình là một góc làng Sình.
Đập La Ỷ đầu xã Phú Mậu đây là một hướng đến làng Sình.
Có lợi thế nằm cạnh sông Hương ở vị trí ngã ba nên làng Sình nhận được nhiều phù sa cũng như nguồn nước dồi dào nên nông nghiệp được chọn là nghề chính. Người dân làng Sình ngày nay trồng lúa và hoa là chính.
Có một số gia đình chăn nuôi gia súc và gia cầm.
Những cành bông giấy thường xuất hiện ở Huế những ngày cuối năm và đầu năm phục vụ cho việc tâm linh được một số ít gia đình sản xuất, nghề này chính là ở làng Thanh Tiên lân cận.
Ngày nay hoa giấy phát triển hơn phục vụ cho trang trí.
Làng Sình còn có một nghề được nhiều người biết đến là vẽ tranh trên giấy thường gọi là ” Tranh làng Sình “.
Tranh làng Sình trước đây thể hiện những hình ảnh sinh hoạt tiêu biểu trong làng được thực hiện bởi những dụng cụ và màu sắc được chế tạo từ cây cỏ.
Trước đây tranh làng Sình chủ yếu phục vị việc cúng bái, cúng xong là đốt. Hình trên ngày trước gọi là ” ảnh “, ngày 10 tháng giêng thường cúng dịp lễ trang ông , trang bà, hay dâng sao giải hạn mà ngày nay ở Huế còn duy trì.
Hiện nay ngoài việc duy trì tranh cúng bái trên giấy thường thì tranh làng Sình còn được làm trên giấy Dó để phục vụ cho khách du lịch.
Trên tất cả, làng Sình nổi tiếng với hội vật cổ truyền lâu đời ước chừng 400 năm đều đặn diễn ra hằng năm vào ngày mồng 10 tháng giêng trước sân đình cho đến năm 2009 thì ở đây chỉ còn tổ chức đấu ” Lệ ” khi trời còn hơi sương.
Tổ chức và đều hành cuộc đấu đều do các bô lão trong làng đảm nhiệm với thể thức có từ ngày xưa là tuyển chọn trai tráng sung vào bính lính sau đó là mua vui cho dân làng ngày Tết. Trước khi lên sới thi đấu các đô vật đều hướng về đình bái lại và cám ơn các bô lão.
Dù là vật ” Lệ ” nhưng cũng rất sôi nổi ai cũng cố gắng cho đối phương ” Lấm lưng trắng bụng ”
Người hơn kẻ thua vui cười bên cạnh niềm vui chung của dân làng.
Chỉ diễn ra trong 30 phút, tất cả các đô vật có lên sới dù thắng hay bại đều được nhận một món tiền nhỏ cho vui.
Đây được xem là ngày tết thứ Hai của làng Sình vì hôm nay cả làng nghĩ việc đi coai vật và nhà nào con cháu cũng tập trung bên mâm cổ vào buổi trưa khi sới vật chính tạm nghỉ hay buổi chiều khi tan hội vật. Ngày hôm sau cả làng bắt tay vào công việc thường nhật mong một năm mới vui như hội vật.