Rừng biển không xa – Kỳ 02

RỪNG BIỂN KHÔNG XA – Kỳ 2
Tác giả: Trần Ngọc Bảo K1A

Sau khi bữa ăn trưa và nghỉ ngơi, đoàn du tử tiếp tục lên đường đến Thúy Vân Sơn.
Rbkx2-01
Như mọi người đã biết, chùa trên núi Thúy, hay Túy Vân tương truyền là do chúa Nguyễn Phúc Tần xây vào thế kỷ XVII. Nhưng sau này, được vua Minh Mạng trùng kiến năm 1836 và sắc phong là Thánh Duyên Quốc tự.
Vua Tự Đức có đề thơ, tả cảnh đẹp nơi này, và khắc vào bia đặt ở chân núi.
Rbkx2-02
Vua Minh Mạng cũng có làm thơ, khắc trên tấm bia này, đặt bên trái chánh điện hay điện Đại Hùng.
Rbkx2-03
Sau lưng nhóm du tử là Đại Từ Các, ở lưng chừng núi Thúy.
Rbkx2-04
Cách một đoạn dốc, và nằm trên đỉnh núi là tháp Điều Ngự thờ các Đức Phật.
Rbkx2-05
Sau lưng tháp Điều Ngự có lầu Vọng Hải.
Rbkx2-06
Từ trên lầu này nhìn xuống là đầm Cầu Hai (trước kia gọi là đầm Hà Trung, nhưng hiện nay trên bản đồ ghi đầm Hà Trung ở khu vực gần tháp Phú Diên).
Rbkx2-07
Từ đây nhìn ra biển có thể thấy núi Linh Thái hay Quy Sơn, gọi nôm na là núi Rùa. Trên đó xưa kia có tháp Chăm, nhưng chúa Nguyễn Phúc Tần đã cho dời đi và xây chùa trên nền tháp.
Đến nay chùa và tháp đều không còn dấu vết. Đây là ngọn núi đứng bên cạnh cửa biển Tư HIền.
Rbkx2-08
Khi xuống núi, đoàn du tử ra ngắm cầu và cửa biển Tư Hiền.
Rbkx2-09
Có một du tử lầm lũi đi ra bãi cát dài chạy từ chân núi Rùa xuống để tận mắt nhìn ngắm thật gần cửa biển.
Rbkx2-10
Đây là cửa biển, bên kia là vùng núi Cù Dù và mũi Chân Mây Tây. Đây có lẽ là nơi Công Chúa Huyền Trân, trên đường sang Chiêm quốc đã dừng chân bái vọng tổ tiên nước Việt năm 1306. Vua Trần Anh Tông đã đặt tên là cửa Tư Dung, để tưởng nhớ một giai nhân vì mối hòa hiếu giữa hai đất nước mà hy sinh hạnh phúc riêng mình.
Đời nhà Mạc do kỵ húy tên Mạc Đăng Dung, cửa biển này được gọi là Tư Khách; sang thời nhà Nguyễn, có lẽ vì nơi đây sóng yên, biển lặng, phong cảnh thật bình yên nên đổi thành Tư HIền.
Rbkx2-11
Ngoái nhìn lui sau là cầu Tư HIền và xa xa là dãy Trường Sơn trùng điệp.
Rbkx2-12
Bãi cát này có một cồn nổi lên như một bức tường thành.
Rbkx2-013
Để đi tới bãi đá này du tử phải đi bộ có lẽ hơn 1.000m.
Rbkx2-14
Du tử nhập bọn với các tiên nữ đã đến bãi tắm và vẫy vùng trên sóng nước trước đó.
Rbkx2-15
Sau khi đùa giỡn trên sóng biển Đông, các tiên nữ lên ngồi trên bãi đá và biến thành các mỹ nhân ngư.
Rbkx2-16
Chiều xuống trên bãi đá dưới chân núi Rùa.
Dù lưu luyến, nhóm du tử phải giã từ biển cả, trở về thành phố nghỉ ngơi, chuẩn bị cho cuộc hành trình lên núi ngày mai.
(còn tiếp)

Comments are closed.