Khám Phá Bạch Mã – Phần 2

KHÁM PHÁ BẠCH MÃ (2)

Tác giả: Trần Ngọc Bảo K1A

Đây là một ngã ba dẫn đến hoặc Ngũ Hồ, hoặc thác Đỗ Quyên.

KhamPhaBachMa19

Nhóm B chọn đi thác Đỗ Quyên. Nhưng khách du lịch phải coi chừng: khoảng 5m trước khi nhìn thấy biển báo này ta đã phải quẹo bên phải rồi. Nếu không quẹo phải ta sẽ gặp con đường đi Ngũ Hồ.

KhamPhaBachMa23

Một trong những loài bò sát “thường trú” trong rừng BM

SONY DSC

Đây là hoa tre

KhamPhaBachMa4

Phải chăng đây là rừng nguyên sinh thật? Có lẽ phải ghi lại hình ảnh để hỏi lại những nhà chuyên môn

KhamPhaBachMa4

Đây là con đường mòn trong rừng. Có lẽ đường được khai quang cho du khách dễ đi và cũng có lẽ là rừng phục hồi sau khi bị tàn phá chứ không phải rừng nguyên sinh vì không có cây lớn hay cổ thụ nào.

SONY DSC

Đây là hồ hay thác mà nước chỉ xao động nhẹ nhàng, không hề nghe tiếng róc rách?

KhamPhaBachMa20

Thác kia rồi (đỉnh thác). Có thể ngồi xuống đây nghỉ chân và chụp hình lưu niệm. Vào mùa xuân, khắp vùng này phủ đầy hoa đỗ quyên màu đỏ thắm, và các loại lan rừng nhiều sắc màu.

KhamPhaBachMa10

Khi dừng chân, người ta thường ăn, uống những thứ mang theo, mà như vậy sẽ có . . . rác. Thế cho nên có những biển báo thú vị về rác: Ở đây không có thùng rác đâu – xin vui lòng tự mang rác ra khỏi rừng!

KhamPhaBachMa21

Có một số biển báo đọc nghe rất “tây” – hơi khó hiểu đối với “người Việt gốc thành phố”! Chẳng hạn: “Không giết gì ngoài thời gian.” Vậy là quí vị đừng giết các động vật và cả thực vật ở đây, có nghĩa là đừng săn bắn, đặt bẫy, đốn cây. “Không lấy gì ngoài những bức ảnh”. Vậy thì có gặp hoa đỗ quyên, hoa lan rừng quí vị cứ chụp hình, nhưng đừng tự tiện “rinh” về nghe! “Không để lại gì ngoài những dấu chân”: quí vị đừng để lại chai, lọ, bao bì thực phẩm nhé!

KhamPhaBachMa16

Đây là biển báo về thác Đỗ Quyên. Nếu muốn đi tới chân thác thì khách nhàn du phải cẩn thận: có 689 bậc thang, thường phải mất hơn 60 phút đi về, và phải tự hỏi xem mình có đủ sức khỏe không Vì mỗi bậc thang thường cao khoảng 30 cm, có bậc 50cm. Trước đây có lan can bằng sắt để du khách có thể vịn cho chắc khi xuống và níu kéo mình khi bước lên, nhưng ngày nay lan can đã bị hư hỏng, không còn nữa, do đó những người muốn thử thách mình phải cẩn thận Dũng Silk cùng một vài người nhóm A thử bước xuống, nhưng chỉ đi khoảng 200 bậc đã phải quay lên vì liệu rằng sức già “chịu không xiết” và mặt khác, thấy bóng chiều bắt đầu sẫm lại thì lòng đâm ra hoang mang.

Chúng tôi gặp một nhóm người dân Đá Bạc, trong đó có hai người phụ nữ, lên đây tham gia nhóm MIA, đi tìm hài cốt phi công Mỹ. Họ đã trải qua gần 60 ngày làm việc ở đây. Họ bước thoăn thoắt và cho biết họ đi xuống mất 15 phút và đi lên mất 16 phút! Thật là đáng nể.

KhamPhaBachMa13

Đây là bức ảnh thác Đỗ Quyên mà một nhóm thanh niên gặp trên đường, ghi hình và gửi tặng nhóm B Thác cao 300m

KhamPhaBachMa22

Đây là một hình khác cho thấy rõ hơn những người đứng ở chân thác. Thác Đỗ Quyên hùng vĩ quá!

DSC02392s

Các “cận bô lão” ung dung cởi bớt áo ngoài cho mát, và nhàn nhã tạo dáng bên thác nước.

KhamPhaBachMa15

Ngồi mà ngắm những sợi dây leo trong rừng và nhớ phim Tarzan, trong đó có nhiều cảnh anh chàng người rừng này theo lũ khỉ đu từ dây này bay sang dây khác. Chiều xuống thật rồi, trời bắt đầu tối. Các nhóm du khách nhập bọn với nhau và trở về.

KhamPhaBachMa8

Khi trở về biệt thự Đỗ Quyên, mới gần 6 giờ chiều mà trời đã tối và khách sạn đã lên đèn.

AnToi_NhaHangBM

Bàn ăn trong nhà hàng: các du khách thuộc hai nhóm A và B ăn cơm tối chung. Nhà hàng nằm trong biệt thự có tên Bạch Mã, đối diện với biệt thự Đỗ Quyên.

KhamPhaBachMa3

Du khách lão niên U 70 đời cuối và đời giữa

IMG_0091s

Nhà hàng có trần rất cao, với các trụ đá và tường không tô, khá độc đáo, nhưng bàn ghế thì thuộc loại “bình dân”, không lấy gì làm sang trọng. Sau bữa ăn, chúng tôi nghỉ ngơi đến 8:30 và bắt đầu chơi lửa trại ngay trước sân của biệt thự Đỗ Quyên.

KhamPhaBachMa11

Do phó nháy là “tay ngang” cho nên hình có ánh lửa thì không thấy người

KhamPhaBachMa2

Hình thấy người thì không có lửa, giống như ngồi trước đống tro gần tàn.

SONY DSC

Có những chiếc ghế bằng tre để du khách ngồi quanh đống lửa.

SONY DSC

Hình này rõ hơn cho thấy Bác sĩ Tôn Thất Kỳ, người đứng, mặc áo sơ mi ngắn tay, một cựu Hướng đạo sinh đang làm MC hay quản trò cho buổi lửa trại. Anh Kỳ là phu quân của chị Hoa, mà chị Hoa lại là em gái của anh Phước. Đây là giờ phút lửa gần tàn, nhưng lại có thêm những khách trẻ không mới mà tới. Câu chuyện ở bếp lửa xoay quanh đề tài Bạch Mã được khám phá vào năm nào, so với Bà Nà ở Quảng Nam thì khu du lịch nào được khám phá và xây dựng trước. Hiện trạng và tương lai của hai khu du lịch này ra sao.

Một số bô lão đoán rằng Bạch Mã được khám phá ra trước, nhưng theo sử liệu thì Bà Nà, khu du lịch nằm trên Núi Chúa, được khám phá vào năm 1901 (sau Đà Lạt, 1900) nhờ công của đoàn thám hiểm do Đại Úy quân đội Pháp là Debay chỉ huy, lúc đó được Toàn Quyền Đông Dương là Paul Doumer cử đi tìm địa điểm nghỉ mát, dưỡng sức cho công chức người Pháp. Năm 1912 người Pháp quyết định xây dựng Bà Nà thành khu bảo tồn lâm nghiệp và những nhà nghỉ đầu tiên xuất hiện vào năm 1919. Cho đến năm 1921, khoảng 36 lô đất đã được cấp phép xây dựng, và khu nghỉ dưỡng này đã có ngân hàng, bưu điện, khách sạn, v.v. Còn Bạch Mã được kỹ sư cầu đường người Pháp là Girard phát hiện năm 1932. Trong khoảng thời gian 1937 – 1939 thì người Pháp đã xây dựng khoảng 139 công trình , bao gồm biệt thự, ngân hàng, bưu điện. Ngoài ra, còn có các sân chơi thể thao như quần vợt, vũ cầu, và cả hồ bơi. Người Pháp đã xây dựng con đường một chiều, rộng 4,5 m. Năm 1955 chính phủ Ngô Đình Diệm, với chính sách di dân lập ấp, cũng đã đưa dân lên Bạch Mã để định cư, canh tác. Nhưng năm 1968 do chiến tranh lan rộng, chính phủ buộc phải di dời dân và Bạch Mã trở thành một điểm tranh chấp khiến cho các biệt thự, khách sạn bị tàn phá nặng nề. Năm 1991 chính quyền quyết định thành lập Vườn Quốc Gia Bạch Mã, với diện tích khoảng 22.031 ha lúc ban đầu, nay mở rộng thành 37.487 ha trong địa bàn các huyện Phú Lộc, Nam Đông của tỉnh Thừa Thiên – Huế và huyện Hòa Vang của TP Đà Nẳng. Con đường vừa được mở rộng lên thành 5-7m, xe có thể chạy hai chiều.

Nhưng hiện nay, khu du lịch Bà Nà được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tốt hơn Bạch Mã rất nhiều và thu hút du khách nhiều hơn. Ở Bạch Mã chỉ một vài biệt thự được tu sửa, trình độ phục vụ của nhân viên còn hạn chế, hầu như không có các phương tiện vui chơi nào, bãi cắm trại (đất thánh của Hội Hướng Đạo, nơi đào tạo các trưởng, dẫn dắt các đoàn tráng sinh, thiếu sinh, ấu sinh) chưa được phục hồi, tương lai Bạch Mã có lẽ chỉ giới hạn là nơi bảo tồn đa dạng sinh học, nơi dành cho một ít du khách thanh niên có sức khỏe để đi xuyên rừng (trekking), sống gần gũi với thiên nhiên (camping) và là nơi nghỉ ngơi cho các du khách lão niên, thích nơi yên tĩnh, vắng người; và nhất là thời gian nghỉ dưỡng ở đây chỉ giới hạn trong vòng vài tháng, từ tháng 3 đến tháng 9 – những tháng kia do mưa và lạnh, chắc chắn sẽ vắng người, và các nhà đầu tư du lịch sẽ “chịu sầu”.

11 giờ, sương xuống lạnh, khách dự lửa trại quyết định chia tay.

KhamPhaBachMa17

Đây là lối đi trong biệt thự khi du khách lần lượt về phòng.

KhamPhaBachMa9

Trong khách sạn đã tối om, còn ngoài đường thì sao? Du khách Bảo phải đi một đoạn đường dốc khoảng 100 m mới tới biệt thự Sao La. Không có đèn đường, chỉ có ánh sáng yếu ớt hắt ra từ biệt thự Bạch Mã.

Anh du khách này đã đi ngang qua bậc cấp dẫn lên biệt thự mà không hay. Đến khúc quanh thì con đường hoàn toàn tối mù. Anh du khách quyết định quay lại nhà hàng để mượn đèn pin. May thay, anh nhận ra bậc cấp lờ mờ và mò mẫm bước lên.

Khi vào phòng thì phát hiện cửa nhà vệ sinh không đóng được, phải để mở luôn luôn; trong phòng vệ sinh không có xà phòng, kem đánh răng (à, thì ra những thứ này phải yêu cầu thì nhân viên mới mang đến, và phải nhớ lấy số điện thoại di động của receptionist vì trong phòng không có điện thoại bàn!); nước nóng mở 15 phút vẫn chưa nóng, cho nên quyết định lên giường, khỏi cần tắm. Tuy nhiên, cũng chưa được yên vì các du khách phòng bên kéo nhau ra hiên hát hò đến quá nửa đêm. Trời trở lạnh, anh du khách phải lấy luôn tấm mền của giường bên kia đắp thêm mới đi vào giấc ngủ được. Các du khách ở bên biệt thự Đỗ Quyên thì lại rất dễ dàng có nước nóng để tắm…

(còn tiếp)

Comments are closed.