Đi tìm vần thơ của nón lá bài thơ xứ Huế

Đi tìm vần thơ của nón lá bài thơ xứ Huế

Dhh
Tác giả: K7 Đặng Hữu Hùng

DHH_2750DHH_2806
“Ai ra xứ Huế mộng mơ_Mua về chiếc nón bài thơ làm quà”.
Nón lá và câu thơ đã hòa quyện đi vào nỗi niềm của người xứ Huế,du khách cũng rứa.Tôi là con trai xứ Huế nên những hình tượng văn hóa trong tâm trí luôn khơi dậy để ngược dòng lịch sử đi tìm nguồn cội bài thơ khắc chìm trong nón.Rứa rồi ngày ấy đến.

Với khoảng gần 400 năm hình thành chiếc nón lá che nắng,chắn mưa để bảo vệ sức khỏe con người,có bao nhiêu cô gái xứ Huế bén duyên bởi nét thẹn thùng nghiêng che nón lá…”mặt trời rạng rỡ phía nón em nghiêng”,có nhiều câu hò khoan mái nhịp đưa tình trên những chuyến đò ngược xuôi,bao nhiêu câu thơ,bài hát đã hòa theo nỗi niềm với nón.Có nhiều vô tận làm sao kể xiết.

3 giờ khuya ngồi loay hoay với những tấm ảnh về nón lá bài thơ xứ Huế mới nhận ra điều đơn giản mà mình đã mù tịt : Nón lá bài thơ xứ Huế xuất phát từ mô? Ai đã sản sinh những vần thơ mộc mạc ấy để rồi theo năm tháng tồn tại tạo thêm nét đẹp đầy thi vị của xứ Cố Đô.

DHH_8067DHH_8056
Nghệ nhân gìn giữ nghề truyền thống nón lá bài thơ Nguyễn Thị Mùi và bé Ngọc(học viên).

4 giờ sáng.Xe máy vượt đèo Hải Vân đi tìm nhân vật trong ảnh “nghệ nhân Nón lá bài thơ trong các kỳ festival”.Đến Huế hỏi các cơ quan tổ chức sự kiện ai cũng không rõ,chỉ mường tượng cô nớ ở mô đó tận Cầu ngói Thanh Toàn.Lại ngồi bệch giữa cầu Ngói mà thở..  biết răng chừ,vài pô ảnh sông Như Ý rồi đi tiếp qua xã Phú Hồ,một chị bán vé số mời mua…đành mua 1 tờ vé số để làm quen và lấy ảnh nhờ chị xem để hỏi tin về nhân vật trong ảnh.

_ Hihihi!Chị vé số cười :_Tui cũng chằm nón gần cả đời người rồi,chừ nón bán ế lắm vì ít người sử dụng .”Cô áo tím xanh trong ảnh ni tui biết mà,vui hè …cô Mùi ni chụp bóng đẹp ghê.”

Trời ơi.!tim tôi gõ mạnh vì vui lên khi chút tin tức đã được khơi dậy..
_”Cô trong ảnh là Nguyễn Thị Mùi nhà ở gần cầu chợ Sam đó.Eng đi thẳng đường này khoảng 2 ki lô mét”.
_Cảm ơn cô hý!
Tôi vui hẵn lên..nổ máy vèo chạy thẳng.Và đã tìm ra nhà người trong ảnh.Chị ấy cũng vui vì những điều bất ngờ đầy thú vị khi nhìn chân dung của mình.Không chồng,không còn,làm nghề nón bài thơ nuôi mẹ già hơn 90 tuổi..

Chị kể:_Sau khi học hết phổ thông chị theo nghề làm nón bài thơ và bén duyên cùng nghề nên theo suốt cả cuộc đời.Với giọng rặc Huế kể chuyện đầy hấp dẫn,tôi chăm chú lắng nghe và khâm phục đức tính kiên nhẫn với những vận đời của nón lá bài thơ.Âu cũng tràn trề thi vị như những áng văn chương chan chứa tình yêu quê hương của nón.

DHH_2736DHH_2782
Gìn giữ nghề nón.                                       Nón lá phục vụ cho tất cả mọi người.

NÓN LÁ.

Mỏng manh chiếc nón ấy mà.
  Che mưa che nắng đường xưa mẹ về.
    Từ phố thị đến làng quê.
       Ở đâu nón cũng nghiêng che mái đầu.
         Nón che cái nắng qua cầu,
            Chị đi đến lớp mặc dầu nắng oi.
         Nón che từng hạt mưa rơi.
       Chiều đông cha vẫn ra nơi ruộng đồng.
     Giúp người nón mãi ước mong.
  Dẫu bao mưa nắng nón không ngại ngần.
(thơ Nguyễn Lãm Thắng).

 

DHH_4385DHH_4373
Tự tình của nón lá bài thơ.

Sau lúc gặp người trong ảnh, tôi đi tiếp để tìm ra người đã mang ý tưởng đưa những vần thơ vào trong nón lá..
Cô Mùi nói ” nghe người xưa kể lại thì làng Tây Hồ trước đây như là công xưởng sản xuất nón lá bài thơ”.
” Ai ra xứ Huế mộng mơ,mua về chiếc nón bài thơ làm quà”.
Những vẫn thơ mộc nhưng mang nhiều cảm xúc đã bén duyên xứ cố đô ..ai cũng thích,cũng ưa chuộng vần thơ khắc trong chiếc nón,nét duyên thầm của người thiếu nữ thẹn thùng trong nón nghiêng che.

Nay làng Tây Hồ đã bỏ nghề làm nón vì thu nhập thấp,tôi đi tìm gia tộc” Bùi Quang” vì nghe nói ông Bùi Quang Bặt là người đã đặt vần thơ vào nón lá..Tộc trưởng họ Bùi Quang khẳng định :”họ của chúng tôi không có ai là Bùi Quang Bặt tổ nghề nón lá bài thơ cả”.Chạy đến UBND xã Phú Hồ thì không một ai biết…đành thất vọng.Há chẳng lẽ lại về không?Lòng tự hỏi.

Ghé quán nước bên đường giải khát.Có cụ già phe phẩy quạt bên lũy tre..cũng vui khi nghe hỏi và chỉ đường”chi mô nà..vô nhà mụ Gái ở cuối xóm,có người con trai tên Bòn”hỏi là ra”.Lại một phen phấn khời …vào nhà,cả nhà đi vắng .Chợt có cháu bé vừa đi học về,hỏi ..Ông tìm ai?Rồi dẫn tôi đi vào cuối đường”Mệ ở trong tề”.Một đám xe máy,cả nhà đông vui đang ăn giỗ,ai cũng nhìn tôi ngạc nhiên.Tôi nói về chuyện đi tìm người đã ghép vầng thơ vào nón lá…!

DHH_2754DHH_2756
4 cụ bà là học trò của ông Tổ nón bài thơ.    Bà Trương Thị Trình và tác giả.

Một cụ bà cười,nói : mụ Trình tề,mụ nớ biết nhiều lắm về ông nớ.Thầy dạy nghề của mụ đó .
Theo lối chỉ tôi đến bên cụ Trương Thị Trình (75 tuổi)và nghe đọc luôn những vần thơ mà ngày xưa thầy đã đọc cho bà nghe.:
_Tên của ông là Dương Đức Bặt làm nghề thầy giáo ,thầy dạy chữ và nghề cho tui . Khoảng 1958 Ông đã có ý tưởng đưa vần thơ ghép vào nón lá, làm nên vẽ đẹp dịu dàng của nón lá bài thơ,Ông rất giỏi về hò giã gạo và mần thơ hay..hát hay lắm..như ry nỳ (cụ Trình hò ):

“Ngó vô Trung An lúa vàng vang từng chỗ.
       Ngó ra Đông Đỗ lúa lỗ vàng vang”.
(địa danh 2 làng thuộc xã Phú Hồ)

Hay bài hò giã gạo có tính trào phúng khác:

Nữa đêm giờ tý canh ba.
Có người lạ mặt vào nhà thím Lơi (góa chồng)
Khi đầu thì rờ dưới bàn chân
Rờ lên đầu gối,rờ lần lên hông.
Nữa đêm thức dậy hết hồn.
Mà la lên (một)tiếng xóm làng đều hay.
Trách làng ,trách xóm ở đây.
Tui la thế nớ (mà) họ khoanh tay ngồi cười.

(Thơ của ông Dương Đức Bặt người đưa vần thơ vào nón lá).

Người tài ba luôn vắn mệnh.Trước chiến tranh Mậu Thân(1968) ông lấy vợ tại làng Tây Hồ ,rồi đi lính đưa vợ con vào cùng sinh sống ở Nha Trang,sinh được 3 người con(2 gái,1 trai).Vợ chết ông cũng đỗ bệnh chết theo, sau đó một người con trai  và một con gái cũng chết vì bệnh.Hiện ông chỉ còn lại cô  Dương Thị Tư định cư ở USA( cũng bặt tin).
Một người đã ra đi đến cõi xa xăm và để lại đời chút hương hoa làm đẹp thêm cuộc đời,đẹp thêm văn hóa xứ Huế và đẹp thêm cả con người Huế.
Cảm ơn ông Dương Đức Bặt..xứ Huế đã ôm ông vào lòng.Con người Huế ai cũng ghi ơn ông…
Hôm nay tôi đã tìm ra sự thật và xin trả lai :

“ĐÚNG TÊN CỦA NGƯỜI GHÉP VẦN THƠ VÀO NÓN LÁ .TÊN ÔNG LÀ DƯƠNG ĐỨC BẶT”.
“VỊ TỔ NGHỀ NÓN LÁ BÀI THƠ XỨ HUẾ”.

DHH_2744DHH_2065
Nghệ nhân Nguyễn Thị Mùi và tác giả bài viết. “Mặt trời lên từ phía nón em nghiêng” thơ Thu Bồn

Đà Nẵng,ngày 13/10/2015.
K7 Đặng Hữu Hùng

Comments are closed.