Rừng biển không xa – Kỳ 04

RỪNG BIỂN KHÔNG XA – Kỳ 4
Tác giả: Trần Ngọc Bảo K1A

Mới 4: 20 sáng, phó nháy Sum, đã lục đục dậy, chuẩn bị hành trang, khoác thêm áo gió, để lên Vọng Hải đài đón bình minh.
Mượn xe máy của nhân viên khách sạn, hai du tử lên đường.
Trên đường gặp ba du khách nước ngoài cùng một hướng dẫn viên Việt cũng đang lội bộ lên.
Rbkx4-01
Phó nháy ngồi trên nóc Hải Vọng Đài, phía trước là núi Truồi, với một màn mây trắng dày bao phủ.
Rbkx4-02
Phó nhòm amateur đưa mắt nhìn ra biển, bình thản chào đón ánh bình minh. Gió thổi mạnh và trời se se lạnh.
Rbkx4-03
Nhìn xuống phía bên phải có thể thấy tượng ngựa đá, bia đề Non Thiêng Bạch Mã và chuông cầu nguyện mà cả bọn ngồi chơi tối qua.
Rbkx4-04
Phía bên dưới là con đường đèo ngoằn ngoèo dài 19km đi từ thị trấn Phú Lộc lên.
Rbkx4-05
Tầng trên của Hải Vọng Đài.
Rbkx4-06
Đứng bên trong đài đỡ lạnh hơn và vẫn nhìn thấy núi rừng.
Rbkx4-07
Trời dần sáng hơn. Xung quanh đài ngắm biển đâu đâu cũng thấy núi non chập chùng, mây trắng giăng mắc.
Nhìn về hướng biển cũng sương trắng mịt mù. Thế này thì không thể thấy hình ảnh mặt trời lên, thôi đành giã từ đỉnh Bạch Mã.
Rbkx4-08
Trên đường xuống hai du tử ghé thăm vài khách sạn. Trước đây công ty Sài gòn-Morin đầu tư sửa chữa, sau đó chuyển giao cho công ty du lịch Hương Giang.
Còn bây giờ công ty du lịch Thanh Tâm quản lý.
Rbkx4-09
Từ sân khách sạn nhìn ra thấy núi rừng và cây cối khá kỳ lạ.
Rbkx4-10
Hai ngọn núi trẻ vươn lên kề nhau, đỉnh nhọn hoắc. Phong cảnh thật là kỳ thú.
Rbkx4-11
Một khách sạn khác tên là Phong Lan, hình như mới được nâng cấp, chưa sử dụng.
Rbkx4-12
Bên kia đường có cả hồ bơi và nhà hàng. Một cơ sở du lịch như thế này mà chưa có khách thật tiếc. Khách du ưa thích thiên nhiên, phiêu lưu mạo hiểm ở xứ ta còn ít chăng?
Các đoàn thể thanh thiếu niên ngày nay ít chú trọng chương trình ngoại khóa, giáo dục tình yêu và lối sống gần gũi thiên nhiên. Những cựu hướng đạo sinh mà nhìn thấy cảnh sắc này
thì say mê ngay.
Rbkx4-13
Các chiến hữu gọi về ăn sáng. Ở bàn ăn bên cạnh, khách du lịch gặp ở Hải Vọng Đài cũng tỏ dấu hiệu thân thiện.
Rbkx4-14
Đôi trẻ này đang tích trữ năng lượng để chinh phục thác Đỗ Quyên. Ăn hết chừng này bánh chưng thì đi đâu cũng tới!
Rbkx4-15
Trong khi các du tử khác vẫn tranh thủ chút thời gian cỏn lại chụp hình trước khi check out.
Rbkx4-16
Lên xe rồi vẫn ngoái đầu nhìn lại gian bếp tranh có lò nướng barbecue, cũng là nơi đặt bàn ăn ngoài trời.
Rbkx4-17
Xe đi ngược dốc một đoạn để nhóm du tử thăm Bạch Vân Tự, một ngôi chùa cổ nhưng lại có hai tượng Phật mới chưa biết nên an vị ở đâu.
Rbkx4-18
Bức tường thì cổ, nhưng tượng hộ pháp thì mới. Chùa bây giờ do hai cư sĩ già trông coi. Người ta tin rằng ở những nơi rừng núi linh thiêng, thần với ma có thể cư trú đâu đó xung quanh, thì nên dựng chùa, thờ Phật, vì Phật là thầy dạy cả người lẫn chư thiên. Nơi nào có Phật ngự, con người không còn bị đe dọa bởi những thế lực vô hình.
Rbkx4-19
Điện Phật nhỏ với tường và nền cũ kỹ, nhưng bàn thờ có vẻ mới được chăm chút.
Rbkx4-20
Trên đường đi đến thác, khách du có thể nhìn thấy những bụi đỗ quyên nghiêng mình soi bóng bên dòng suối.
Rbkx4-21
Nước trong veo có thể nhìn thấy đáy.
Rbkx4-22
Hai nữ du tử Minh, Hoa tạm dừng chân trên đỉnh thác Đỗ Quyên. Công tử Thanh Kongkong cũng ở lại để “bảo vệ” hai người đẹp.
Thác cao 300m với 689 bậc cấp là cuộc chơi dành cho những du khách có sức khỏe tốt. Huệ MC trẻ nhất, xung phong đi đầu.
Có một thân cây ngã chắn ngang đường nhưng nhân viên vười quốc gia “chưa kịp” dọn.
Rbkx4-23
Du tử thứ hai trông rất “ngầu”: Cao bồi miền Tây (Tiền Giang), còn có biệt danh Hai Lúa!
Du tử đội mũ bê-rê tuyên bố chỉ dạo bước vài chục bậc thôi.
Rbkx4-24
Cám ơn “tiền nhân” đã làm tay vịn bằng sắt ở hai bên bậc cấp để hỗ trợ dân leo núi.
Rbkx4-25
Nhưng có những đoạn tay vịn bằng sắt gỉ sét, đổ ngã chưa được bảo trì.
Kinh nghiệm đi xuống: chân trước đặt xuống bậc cấp dưới nhè nhẹ, khi chạm mặt đất rồi mới dồn trọng lượng cơ thể tới trước và chân kia bước xuống theo, từng bậc một.
Khi đi lên thì dồn trọng lượng về đằng trước ngay. Chân sau bước lên nhẹ nhàng theo chân trước, cũng bước từng bậc một, không nên bước mỗi chân mỗi bậc như bình thường.
Có thể dùng gậy chống. Nên dừng nghỉ ở những khoảng cách đều đặn, chẳng hạn 20 bậc cấp, dừng lại thở mạnh vài hơi, ngắm hoa lá cành rồi đi tiếp.
Rbkx4-26
Cao bồi miền Tây Thanh Liên đến đích sau phó nháy Sum và MC Huệ mà la ỏm tỏi!
Rbkx4-27
Hai chị em chụp hình dưới chân thác.
Rbkx4-28
Trong khi ba du tử yên chí chỉ có ba chúng mình thôi nhé thì người thứ tư xuất hiện! Cả bọn reo mừng.
Rbkx4-29
Ba “tay chơi” chụp chung, phó nháy thiệt thòi vì không có mặt trong hình.
Rbkx4-30
Nhưng không sao, phó nhòm đã chộp hình phó nháy đây rồi.
Rbkx4-31
Sau khi ngồi dưới chân thác nghỉ ngơi và tán chuyện đã đời, bốn du tử quay trở lên. Đây là màn đu dây kiểu Tarzan cuối cùng, đầy ấn tượng của Cao bồi miền Tây.
Cuộc chơi nào cũng có hồi kết thúc. Bạn bè phải chia tay, không biết nói lời nào để cám ơn nhau cho vừa, cám ơn nhà tổ chức tour kiêm phó nháy, cám ơn những ông Tây đã khám phá và xây dựng khu nghỉ mát Bạch Mã, đã xây dựng những tiện nghi ăn ở và những con đường xuyên rừng thú vị, cám ơn những nhà bảo tồn đã giữ được nét nguyên sơ, tịch mịch cho núi rừng.
Hẹn gặp lại những du tử có lòng yêu mến thiên nhiên, quí trọng rừng xanh biển biếc. Rừng biển không xa và chúng ta vẫn gần nhau trong thú rong chơi ta bà.

Comments are closed.